Vách ngăn vệ sinh là gì? Có những loại vách ngăn vệ sinh nào?
Vách ngăn vệ sinh là gì? Cấu tạo của vách ngăn vệ sinh gồm những gì? Chất liệu nào tạo nên vách ngăn vệ sinh? Để giải đáp những câu hỏi này bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Vách ngăn vệ sinh là gì?
Vách ngăn vệ sinh là một hệ thống các tấm vách được cắt gọt với công nghệ hiện đại, kết hợp với phụ kiện đồng bộ, lắp đặt trong các khu vệ sinh hiện đại thay thế cho những nhà vệ sinh cổ điển được xây bằng gạch, xi măng… Vách ngăn vệ sinh được sử dụng rất phổ biến dành cho các công trình vệ sinh công cộng với các ưu điểm rất rõ ràng: chống han gỉ, chịu ẩm tốt, dễ vệ sinh, bền bỉ với thời gian.
Hiện nay trên thị trường có 2 loại vách ngăn vệ sinh chủ yếu là Vách ngăn Compact HPL, và Vách ngăn chống ấm MFC.
Vách ngăn Compact HPL là gì?
Tấm Compact HPL còn được gọi là Solid Phenolic, là tấm dạng cứng, lõi đặc, được tạo thành từ nhiều lớp giấy nền Kraft (nâu hoặc đen) sau khi đã ngâm tẩm qua nhựa Phenolic thì được ép nén dưới nhiệt độ cao (150℃) và áp suất cao (1430psi), bên ngoài phủ một lớp giấy màu thẩm mỹ đã ngâm qua nhựa Melamine.
Tấm compact HPL có nhiều ưu điểm:
- Độ cứng, bền trong môi trường oxy hóa và ẩm ướt.
- Chịu nước 100%, chịu lửa, chịu axit.
- Không cháy và không bị tan chảy ở 85°C
- Chống nấm mốc và vi khuẩn ăn bám nên an toàn cho sức khỏe.
- Tính thẩm mỹ cao, màu sắc thân thiện với môi trường.
- Dễ lau chùi, dễ vận chuyển và lắp đặt.
- Vì là vật liệu nhẹ nên tấm Compact HPL trong xây dựng hoàn toàn không ảnh hưởng tới kết cấu của công trình.
Vách ngăn MFC chống ẩm là gì?
MFC (Melamine Faced Chipboard – ván gỗ dăm phủ Melamine) là một loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ các hạt gỗ liên kết bởi keo công nghiệp và được ép dưới áp suất cao. Bề mặt được phủ một lớp Melamine chống xước, chống ẩm. Tấm MFC được sử dụng làm vách ngăn vệ sinh MFC hoặc trong sản xuất đồ nội thất như bàn, tủ, kệ...
Độ dày của vách là 18 mm được bọc bởi hệ thống khung nhôm định hình nhập khẩu và phụ kiện Inox không gỉ đảm bảo tuổi thọ sản phẩm trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất,có nhiều màu sắc tùy chọn. Khi hoàn thiện vách có tổng chiều cao giao động từ 1970 mm đến 2020 mm tùy thuộc vào loại chân vách và độ dốc của mặt sàn.
Gỗ MFC chống ẩm có gì khác với MFC thông thường?
Gỗ công nghiệp MFC có 2 loại: Loại MFC tiêu chuẩn thường được dùng trong nội thất văn phòng, phòng khách, phòng ngủ… loại gỗ này không có khả năng chống ẩm nên khi sử dụng cần đặt ở nơi khô ráo, tránh ẩm thấp.
Còn loại gỗ MFC có cấu tạo đặc biệt thường dùng trong các môi trường thường xuyên ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh. Lõi bên trong của gỗ MFC là các hạt hút nước màu chấm xanh có khả năng chống chịu được môi trường ẩm ướt, hay còn gọi là hóa chất chống ẩm và được trộn lẫn vào keo ép ngay với bột gỗ khi sản xuất gỗ MFC.
Tuổi thọ trung bình của gỗ MFC chịu ẩm:
Trong điều kiện sử dụng và thời tiết ở Việt Nam, gỗ MFC chịu ẩm hường có tuổi thọ trung bình từ từ 10 – 15 năm mà không hề thay đổi chất lượng.
Những ưu điểm khác:
- Dễ lau chùi bề mặt bằng nước và các hóa chất tẩy rửa.
- Chịu được sự tác động của hóa chất, chống va đập, chống mối mọt, chống cháy tốt, không cháy ở nhiệt độ 65°C.
- Sự phong phú về màu sắc: MFC chịu ẩm có khoảng 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến tất cả các màu vân gỗ…
So với loại vách ngăn MFC chịu ẩm thì vách ngăn vệ sinh Compact có khả năng chịu nước tốt hơn, chịu lửa ở nhiệt độ cao hơn, chất liệu cao cấp, mẫu mã đẹp hơn nên giá thành cũng cao hơn.
Theo Nội thất Đức Khang