Tìm hiểu gỗ MFC ứng dụng trong nội thất
Trong thiết kế nội thất gỗ MFC thường được sử dụng làm kệ, tủ quần áo, tủ bếp và một số vật dụng khác, thay vì làm giường ngủ, bàn ghế, và đồ dùng dành cho trẻ như MDF, Melamine Faced Chipboard ngoài phiên bản gỗ thường, còn có loại gỗ chịu nước, chịu ẩm tương đối tốt. Do đó, trong những môi trường có độ ẩm cao như nhà bếp, nhà vệ sinh thì sử dụng gỗ MFC sẽ là lựa chọn thông minh nhất, nhằm đảo bảo độ phù hợp, độ bền đẹp và giúp tiết kiệm chi phí tối đa.
Gỗ MFC là gì?
Gỗ MFC được lấy từ một số loại cây đặc chủng, qua quá trình lượm gỗ, băm nhỏ và kết hợp với các công đoạn sơ chế, nhe keo, ép trên nền nhiệt độ cao để nén thành ván gỗ. Loại gỗ này thường hay bị lầm tưởng là gỗ công nghiệp kém chất lượng bởi nghĩ rằng nó được lấy từ các loại mùn, gỗ tạp chất và được tráng lên bề mặt đẹp, mà bên trong cốt gỗ rất dễ mục, cong vênh, mối mọt. Điều này là hoàn toàn sai, để bề mặt sáng bóng và có nét đẹp riêng, người ta phủ trên bề mặt gỗ một lớp nhựa PVC để bảo vệ, với những công dụng chống trầy xước, chống thấm nước, ngăn ngừa oxi hóa, dễ dàng vệ sinh lau chùi. Các vật dụng nội thất được làm từ MFC có nhiều sự lựa chọn đa dạng về màu sắc và tạo lên những kiểu dáng bàn họp độc đáo của nội thất Fami.
Kích thước tiêu chuẩn ván MFC
MFC được sản xuất theo dạng taanms, mỗi loại ván được chia thành nhiều kích thước khác nhau, có 3 loại kích thước cơ bản:
Size nhỏ: 1.220 x 2.440 x (9 – 50)mm
Size trung: 1.530 x 2.440 x (18/25/30)mm
Size lớn: 1.830 x 2.440 x (12/18/25/30)mm
Tùy vào từng vật dụng nội thất để có thể lựa chọn các kích thước to nhỏ, trung bình phù hợp không gian từ 1.5mm – 50mm.
Phân loại gỗ MFC
Như đã đề cập phía bên trên, gỗ MFC có 2 loại: Gỗ MFC chống ẩm và MFC thường. Sản phẩm gỗ thường phù hợp đối với những vật dụng văn phòng, gia đình như làm: bàn ghế văn phòng, bàn ghế học sinh, tủ tài liệu, kệ… trong môi trường khô ráo, ít khi tiếp xúc với nước. Ngược lại MFC chịu ẩm lại có đặc tính chống chịu nước, có thể đặt trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước và ẩm mốc như: bếp, nhà vệ sinh… ứng dụng cho vật liệu làm tủ bếp hoặc vách ngăn:
Gỗ MFC loại thường
Không xét đến các đặc tín gỗ, riêng về màu sắc, loại này có đến 80 màu từ màu: đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến các màu vân gỗ như sồi, tần bì, giẻ gai, tràm, gỗ thích, giả tị, óc chó, cẩm, gõ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ, gỗ sồi sọc, trắc, tần bì giả cổ, sồi kỹ thuật, các vân gỗ hiện đại... Sự đa dạng về màu sắc là thế mạnh hướng khách hàng đến với sản phẩm sản phẩm. Các vật dụng nội thất được làm từ MFC rất phù hợp cho văn phòng, chung cư, nhà ở nơi đảm bảo điều kiện môi trường khô thoáng, không tiếp xúc với nước.
Gỗ MFC chống ẩm
MFC chống ẩm, thấm, ngăn nước được khuyên dùng cho tủ bếp, tủ toilet, vách ngăn vệ sinh, bệnh viện, phòng thí nghiệm, trường học và những nơi ẩm ướt thường xuyên tiếp xúc với nước... Mặt hàng này cũng đa dạng về màu sắc, mẫu mã không kém MFC loại thường nhưng giá thành cao hơn. Tuy nhiên, đối với khí hậu ẩm ướt như miền bắc nước ta thì nên sử dụng loại ván gỗ này vừa dễ tìm kiếm, dễ lắp đặt mà lại không tốn nhiều chi phí cho khách hàng.
Nhận biết đồ dùng nội thất MFC loại thường và loại chống ẩm?
- Dựa vào trọng lượng: Đồ nội thất được làm từ gỗ MFC chịu ẩm có trọng lượng lớn hơn đồ nội thất được làm từ gỗ MFC thường. MFC chống ẩm nặng hơn khoảng 40 – 60kg/m³ so với MFC thường, tổng trọng lượng của MFC chống ẩm thường nằm trong khoảng 740 – 760kg/ m³.
- Dựa vào màu sắc: Lõi gỗ MFC chống ẩm có lõi màu xanh trong khi MFC thường không có màu này.
Bạn có thể tham khảo thêm: Những ưu điểm vượt trội của bàn làm việc Fami với chất liệu gỗ MFC
Gỗ MFC được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nội thất văn phòng, nội thất trường học… Theo thống kê, hiện nay đang có 80% đồ nội thất sử dụng chất liệu gỗ MFC không chỉ đa dạng về màu sắc, mẫu mã mà giá cả cũng giá phù hợp, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí.